Tin Cập nhật

GIÁ DẦU 02/11: GIÁ DẦU TĂNG KHI DỰ TRỮ DẦU THÔ MỸ GIẢM

Ngày 02-11-2022 Lượt xem 183

Giá dầu tăng vào ngày thứ Ba (01/11), phục hồi từ mức lỗ trong phiên trước đó, nhờ sự lạc quan rằng Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, có thể nới lỏng các biện phấp kiểm soát dịch.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu Brent tiến 1.70 USD (tương đương 1.8%) lên 94.51 USD/thùng. Giá dầu WTI cộng 1.74 USD (tương đương 2%) lên 88.27 USD/thùng.

Một ghi chú chưa được xác minh đang thành xu hướng trên mạng xã hội, và được tweet bởi chuyên gia kinh tế có tầm ảnh hưởng Hao Hong, cho biết một “Uỷ ban về Tái mở cửa” đã được thành lập bởi Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh, và đang xem xét dữ liệu Covid-19 ở nước ngoài để đánh giá các kịch bản tái mở cửa khác nhau, nhằm mục đích nới lỏng các quy định Covid-19 trong tháng 3/2023. Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đều tăng vọt sau tin đồn trên.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó nói rằng ông không rõ tình hình.

Phil Flynn, Chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, nhận định: “Chúng ta đang nhận được nhiều tín hiệu theo hướng đó và thị trường đang phản ứng rất tích cực với điều này”.

Hợp đồng dầu Brent và WTI đều tăng trong tháng 10, đánh dấu tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 5/2022, sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, một nhóm được gọi là OPEC+, cắt giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày.

Chuyên gia phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết việc OPEC+ cắt giảm và dữ liệu xuất khẩu dầu kỷ lục của Mỹ cũng hỗ trợ cơ bản cho giá dầu.

Tổng Thư ký OPEC, Haitham Al Ghais, cho biết việc giảm đầu tư vào dầu mỏ đang gieo mầm cho một cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai.

OPEC đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới trong trung và dài hạn vào ngày thứ Hai (31/10), nói rằng cần 12.1 ngàn tỷ USD đầu tư để đáp ứng nhu cầu này.

Những yếu tố trợ giá đã bị lấn át phần nào bởi những lo ngại gia tăng về nhu cầu vì các đợt phong toả Covid-19 đã làm hạn chế hoạt động các nhà máy Trung Quốc và cắt giảm nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Gọi ngay: 0225 3625 882
SMS: 0225 3625 882 Chat Zalo Chat qua Messenger
0225 3625 882