Giá dầu giảm vào đầu phiên giao dịch hôm thứ Hai, kéo dài đà giảm từ tuần trước do dấu hiệu tiêu thụ yếu của Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về nhu cầu dầu thô
Giá dầu WT giảm 0,9% xuống 88,19 USD / thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0,6% xuống 94,06 USD. Cả hai hợp đồng đều giao dịch ở mức thấp nhất kể từ cuối tháng Giêng.
Đà tăng của đồng Đôla - sau khi Mỹ công bố bảng lương tích cực vào tuần trước - cũng tạo áp lực lên giá dầu thô vào thứ Hai. Kỳ vọng của thị trường về một đợt tăng lãi suất mạnh của FED đang tăng lên theo dữ liệu.
Thị trường dầu thô bị giáng một đòn mạnh bởi dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nhập khẩu tăng với tốc độ yếu hơn dự kiến trong tháng 7 - làm tăng thêm xu hướng giảm nhu cầu ở một trong những nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Nhập khẩu đã tăng với tốc độ nhanh hơn so với tháng trước nhưng vẫn là mức thấp thứ hai trong năm nay. Tuy nhiên, Trung Quốc đạt mức thặng dư thương mại cao kỷ lục do xuất khẩu vẫn mạnh mẽ.
Hoạt động kinh tế ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do COVID-19 trong năm nay, với kết quả chính thức vào tuần trước cho thấy khu vực sản xuất đã thu hẹp vào tháng Bảy. Dữ liệu, cùng với các dữ liệu về sản xuất ảm đạm từ khắp nơi trên thế giới, khiến giá dầu ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ sau COVID vào tháng 3 năm 2020.
Dữ liệu bảng lương của Hoa Kỳ mạnh hơn dự kiến vào thứ Sáu cũng cho thấy các nhà đầu tư mong đợi một đợt tăng lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào tháng tới - một động thái tiêu cực đối với thị trường dầu mỏ.
Nhưng giá dầu giảm hơn nữa có thể làm giảm áp lực lạm phát - do giá nhiên liệu tăng là yếu tố góp phần lớn nhất gây ra lạm phát trong năm nay.
Giờ đây, trọng tâm chuyển sang tập hợp các dữ liệu lạm phát quan trọng từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Khu vực đồng tiền chung châu Âu - sẽ được công bố vào cuối tuần này. Các chỉ số cao hơn dự kiến có thể làm dấy lên nhiều lo ngại về việc Fed sẽ tăng cường thắt chặt tiền tệ, kéo giá dầu đi xuống.