Tin Cập nhật

GIÁ DẦU 12/05: DẦU KHỞI SẮC SAU 2 PHIÊN GIẢM MẠNH TRƯỚC ĐÓ

Ngày 12-05-2022 Lượt xem 212

Giá dầu khởi sắc vào ngày thứ Tư (11/5) sau khi sụt gần 10% trong 2 phiên trước đó, được thúc đẩy bởi lo ngại về nguồn cung khi dòng khí đốt của Nga sang châu Âu giảm và Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ đối với lệnh cấm vận dầu mỏ Nga.

Dòng khí đốt từ Nga đến châu Âu qua Ukraine đã giảm 25% sau khi Kyiv ngừng sử dụng một tuyến đường vận chuyển chính do bị lực lượng Nga chiếm đóng. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu qua Ukraine bị gián đoạn kể từ cuộc chiến.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 5.63 USD (tương đương 5.5%) lên 108.09 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 6.47 USD lên 106.23 USD/thùng.

EU đã đề xuất một lệnh cấm vận dầu Nga, mà các nhà phân tích cho rằng sẽ làm thị trường thắt chặt hơn nữa và dịch chuyển các dòng chảy thương mại. Một cuộc bỏ phiếu, vốn cần sự ủng hộ nhất trí, đã bị trì hoãn do Hungary ở phe đối lập.

Vào ngày thứ Tư, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ vọt hơn 8 triệu thùng trong tuần gần nhất, do một đợt giải phóng lớn khác từ nguồn dự trữ chiến lược. Dự trữ dầu thô thương mại đã tăng lên khi Nhà Trắng quyết định cung cấp dầu vào thị trường để bù đắp đà tăng giá cả.

Tuy nhiên, giá nhiên liệu tiếp tục tăng do công suất lọc dầu giảm và nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm trên thế giới – cũng như khi xuất khẩu của Nga bị sụt giảm. Mặc dù dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng, dự trữ xăng giảm 3.6 triệu thùng trong tuần trước.

Dầu cũng được hỗ trợ bởi những hy vọng về các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc, sau khi lạm phát sản xuất tại Trung Quốc giảm bớt và nhà đầu tư cảm thấy thoải mái hơn khi có dấu hiệu số ca nhiễm COVID-19 trong nước giảm.

Giá dầu thô đã tăng vọt trong năm 2022 khi cuộc chiến Nga – Ukraine góp phần làm tăng lo ngại về nguồn cung, với dầu Brent đạt 139 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008, hồi tháng 3. Lo ngại về tăn trưởng do các đợt phong tỏa Covid-19 ở Trung Quốc và việc nâng lãi suất Mỹ đã khiến giá dầu sụt giảm trong tuần này.

Gọi ngay: 0225 3625 882
SMS: 0225 3625 882 Chat Zalo Chat qua Messenger
0225 3625 882