Tin Cập nhật

GIÁ DẦU 20/01: GIÁ DẦU TĂNG PHIÊN THỨ 4 TRƯỚC SỰ CỐ TẠI THỔ NHĨ KỲ

Ngày 20-01-2022 Lượt xem 250

Sự cố gián đoạn đường ống dẫn dầu từ Iraq tới Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tạo áp lực đẩy giá dầu thế giới có phiên tăng giá thứ 04 liên tiếp.

Giá dầu tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên cao nhất trong 7 năm vào ngày thứ Tư (19/01), khi sự cố gián đoạn đường ống từ Iraq đến Thổ Nhĩ Kỳ làm tăng lo ngại về triển vọng nguồn cung vốn đã eo hẹp trong bối cảnh những vấn đề địa chính trị đáng lo ngại ở Nga và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 93 xu (tương đương 1.06%) lên 88.44 USD/thùng. Hợp đồng này trước đó đã tăng lên tới 89.05 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 13/10/2014.

Hợp đồng dầu WTI cộng 1.53 USD (tương đương 1.8%) lên 86.96 USD/thùng.

Công ty điều hành đường ống Thổ Nhĩ Kỳ, Botas, vào ngày 18/01 cho biết đã cắt đường dẫn đầu trên đường ống Kirkuk-Ceyhan sau một vụ nổ trên hệ thống đường ống này. Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ nổ.

Đường ốn dẫn dầu thô từ Iraq, nhà sản xuất lớn thứ 2 thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ để xuất khẩu.

Tổn thất này xảy ra khi các nhà phân tích dự báo nguồn cung dầu thắt chặt trong năm 2022, một phần do nhu cầu vẫn tốt hơn nhiều so với dự kiến trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan nhanh, với một số dự báo giá dầu sẽ đạt 100 USD/thùng.

Những vấn đề địa chính trị ở Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới, và UAE, nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 OPEC, đang góp phần làm tăng lo ngại về nguồn cung.

Căng thẳng địa chính trị làm tăng khả năng gián đoạn nguồn cung tại thời điểm mà OPEC, Nga và các đồng minh, gọi chung là nhóm OPEC+, gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu thỏa thuận là tăng 400,000 thùng/ngày vào nguồn cung mỗi tháng.

Chuyên gia phân tích Edward Moya của Oanda nhậ định: “OPEC+ đang không đạt được mức sản lượng mục tiêu và nếu căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang, dầu Brent có thể không cần quá nhiều trợ lực để đẩy lên 100 USD/thùng”.

Ngoài ra, mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay đang tăng cùng với sự tăng trưởng của các chuyến bay quốc tế, trong khi lưu lượng giao thông đường bộ cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: Vietstock

Gọi ngay: 0225 3625 882
SMS: 0225 3625 882 Chat Zalo Chat qua Messenger
0225 3625 882