Trước những thông tin tức cực từ cuộc đàm phán trực tiếp lần thứ 5 của Nga và Ukraine cũng như việc Trung Quốc vẫn duy trì thực hiện chính sách Zero Covid đã kéo giá dầu thế giới giảm trong phiên ngày 29/03.
Giá dầu tiếp tục giảm vào ngày thứ Ba (29/3), nối dài đà giảm trong phiên trước đó, sau khi Nga gọi các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine mang tính xây dựng và các biện pháp phong tỏa mới của Trung Quốc nhằm hạn chế sự lây lan dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent lùi 2.25 USD (tương đương 2%) xuống 110.23 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.72 USD (tương đương 1.62%) còn 104.24 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng này đều sụt 7% vào ngày thứ Hai (28/3).
Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã găp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên trong gần 3 tuần. Nhà đàm phán hàng đầu của Nga cho biết cuộc đàm phán là “mang tính xây dựng”.
Các nhà đàm phán Ukraine cho biết nước này đề xuất áp dụng quy chế trung lập để đổi lấy sự đảm bảo an ninh tại các cuộc đàm phán, nghĩa là Ukraine sẽ không tham gia các liên minh quân sự hoặc sở hữu các căn cứ quân sự.
Các lệnh trừng phạt đối với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung dầu, khiến giá dầu nhảy vọt.
Giá dầu cũng chịu áp lực sau khi các biện pháp phong tỏa mới ở Thượng Hải nhằm hạn chế sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Thượng Hải chiếm khoảng 4% lượng tiêu thụ dầu ở Trung Quốc, các chuyên gia phân tích của ANZ Research cho biết.
Trong khi, giá dầu đã tăng gần 2 USD vào đầu phiên khi nguồn cung của Kazakhstan tiếp tục bị gián đoạn và các nhà sản xuất chủ chốt không có dấu hiệu vội vàng trong việc gia tăng sản lượng.
Bộ trưởng năng lượng Kazakhstan cho biết nuớc này có thể mất ít nhất 1/5 sản lượng dầu mỗi tháng sau những thiệt hại vì cơn bão.
Bên cạnh đó, nhóm các nhà sản xuất OPEC+ cũng được dự báo sẽ bám sát kế hoạch nâng sản lượng một cách khiêm tốn trong tháng 5 tại cuộc họp diễn ra trong tuần này, bất chấp giá dầu tăng vọt do cuộc khủng hoảng Ukraine và lời kêu gọi tăng nguồn cung từ Mỹ và các quốc gia tiêu thụ khác.
Bộ trưởng năng lượng Ả-rập Xê-út và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), các thành viên chủ chốt của OPEC+, cho biết nhóm này không nên tham gia vào chính trị khi có những áp lực buộc họ phải hành động chống lại Nga về cuộc chiến ở Ukraine.