Trong gần 10 năm qua, một xu thế đang được cả thế giới thúc đẩy đó là việc sử dụng năng lượng xanh nhiều hơn và dần dần xóa bỏ việc sử dụng các năng lượng hóa thạch - như xăng, dầu - để chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Tuy nhiên, có thực sự nhu cầu dầu mỏ đang giảm sút khi xu hướng mới này đang được các Chính phủ ủng hộ?
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào đầu năm 2021 với việc hủy bỏ giấy phép tổng thống cho đường ống dẫn dầu Keystone XL, nêu rõ mục tiêu của ông là thúc đẩy các giải pháp năng lượng sạch để thay thế dầu và khí đốt. Nhưng đến mùa thu năm 2021, chính quyền Biden đã kêu gọi OPEC+ sản xuất nhiều dầu hơn kế hoạch nhằm giúp các hộ gia đình Mỹ bớt gánh nặng giá xăng cao, khi giá tăng lên mức cao nhất trong 7 năm.
Tổng tiêu thụ xăng dầu tại Hoa Kỳ đã tăng lên mức kỷ lục 23,191 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 12. Kỷ lục trước đó được thiết lập trong tuần kết thúc vào ngày 27 tháng 8 năm ngoái, đạt mức cao mới là 22,82 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu dầu tăng trở lại
Trong khi thúc đẩy năng lượng xanh và đưa ra lệnh cấm khoan dầu và khí đốt mới trên đất liên bang, chính quyền Biden đã phải đối mặt với giá xăng cao - một bất lợi đối với tỷ lệ tín nhiệm của bất kỳ tổng thống nào.
Khó khăn của Chính quyền Hoa Kỳ là một trong những ví dụ điển hình về tình thế tiến thoái lưỡng nan mà hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới phải đối mặt vào năm 2021 và sẽ tiếp tục phải đối mặt trong nhiều năm tới, và có thể là nhiều thập kỷ sắp tới: cần phải đảm bảo năng lượng với giá cả phải chăng, kể cả từ nhiên liệu hóa thạch, trong khi cần phải đạt được tiến bộ trong quá trình chuyển đổi năng lượng và công nghệ cho phép năng lượng xanh thay thế một phần đáng kể cho nhu cầu dầu khí. Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, nguyên nhân góp phần làm tăng giá các mặt hàng năng lượng trong những tháng gần đây, cho thấy dầu và khí đốt sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn cầu. Nó cũng cho thấy năng lượng tái tạo không thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong một sớm một chiều, và quá trình chuyển đổi cũng như tất cả các khát vọng không phát thải ròng sẽ không xảy ra trong nhiều thập kỷ.
Việc các chính quyền đang thúc đẩy nguồn năng lượng xanh trong dài hạn là một nỗ lực đáng ngưỡng mộ, nhưng các hộ gia đình/cử tri có xu hướng đánh giá cao các biện pháp khắc phục ngắn hạn đối với giá xăng cao, cũng như giá điện và hóa đơn nhiên liệu sưởi tăng.
Ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ thất vọng với Tổng thống Biden
Chính quyền Mỹ đang tìm cách làm những gì có thể nhằm hạ nhiệt giá xăng ở mức cao nhất. Nhưng công việc này đã không đạt được thành công ngoạn mục kể từ mùa hè năm 2021. Chủ yếu là do giá dầu quốc tế thường là động lực chính thúc đẩy giá xăng của Mỹ và dầu đã tăng khá mạnh vào năm ngoái, với giá dầu thô Brent đạt mức cao trong năm 86 USD/thùng vào cuối tháng 10, trước khi giảm xuống khoảng 80 đô la trong những ngày gần đây.
“Tính hai mặt đó - nhiệm vụ tìm kiếm thêm dầu để giữ cho nền kinh tế phát triển, đồng thời thúc đẩy các giải pháp thay thế cacbon thấp - là một chủ đề đang được triển khai cho năm 2021,” phóng viên Dan Graeber của tờ Houston Chronicle lưu ý.
Chủ đề này sẽ tiếp tục đến năm 2022, đặc biệt là sau khi Chính quyền Hoa Kỳ kêu gọi sự giúp đỡ của OPEC+ vào cuối năm 2021 để kiềm chế giá xăng cao, thay vì ra lời kêu gọi đầu tiên tới ngành dầu khí trong nước, vốn có trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ.
Tuy nhiên, lĩnh vực đá phiến của Mỹ dường như miễn cưỡng để tái đầu tư quá nhiều vào việc khoan các giếng mới, thay vào đó đang chi trả cổ tức cho các cổ đông sau nhiều năm nhà đầu tư thu được lợi nhuận kém. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ cũng thất vọng trước sự phớt lờ của chính quyền Biden và đề xuất các chính sách tạo gánh nặng cho ngành này và khiến việc khai thác dầu trong nước trở nên đắt đỏ hơn, trong khi ngày càng phụ thuộc vào dầu nước ngoài, kể cả các nhà sản xuất có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn.
Đá phiến Mỹ không hài lòng với việc chính phủ tiếp tục yêu cầu OPEC+ tăng nguồn cung dầu, trong khi có nguồn cung rất dồi dào ở trong nước.
Kể từ đó, chính phủ đã công bố kế hoạch giải phóng 50 triệu thùng dầu từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) nhằm nỗ lực giảm giá xăng và tiếp tục kêu gọi – cũng như khen ngợi - OPEC+ đã bổ sung thêm nguồn cung cho thị trường vào mỗi tháng.
"Chúng tôi hoan nghênh quyết định tiếp tục tăng sản lượng của OPEC+", Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết sau khi nhóm quyết định bổ sung thêm 400.000 thùng mỗi ngày vào sản lượng dầu tháng Hai, một động thái được kỳ vọng là sẽ tiếp tục nới lỏng cắt giảm từng tháng.
“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo nguồn cung đáp ứng được nhu cầu”, ông Psaki cho biết tại một cuộc họp báo.
Mục tiêu cung cấp năng lượng giá cả phải chăng và đáng tin cậy trong khi tạo ra nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn trong thời gian dài hơn sẽ giúp chính quyền xem xét về cách họ đã đối xử với ngành dầu khí của mình trong năm qua và nguồn cung từ đâu để nước tiêu thụ xăng dầu lớn nhất thế giới đáp ứng nhu cầu.