Tin Cập nhật

GIÁ DẦU NGÀY 11/01: GIÁ DẦU GIẢM 1% DO LO NGẠI TỪ THỊ TRƯỜNG

Ngày 11-01-2022 Lượt xem 271

Ảnh hưởng từ những lo ngại do biến chủng mới Omicron và sự bất ổn chính trị tại Kazakhstan đã khiến giá dầu trên thị trường thế giới giảm điểm khi kết thúc phiên ngày 10/01

Giá dầu giảm vào ngày thứ Hai (10/01,) khi những lo ngại về nhu cầu do sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm biến thể Omicron trên toàn cầu đã lấn át những lo ngại về nguồn cung dầu từ Kazakhstan.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent lùi 88 xu (tương đương 1.08%) xuống 80.87 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 67 xu (tương đương 0.85%) còn 78.23 USD/thùng.

Vào đầu phiên, cả 2 hợp đồng đều tăng khoảng 50 xu.

“Giá dầu giảm theo sau thị trường chứng khoán do lo ngại về biến thể Omicron”, Phil Flynn, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Price Futures, nhận định. Thị trường cũng đảo chiều giảm sau khi tăng hồi đầu phiên do Libya cho biết sản lượng dầu tại nước này đang tăng.

Chứng khoán thế giới tiếp tục lao dốc trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vọt lên đỉnh 2 năm, khi nhà đầu tư rút bớt khỏi các tài sản rủi ro trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất vào tháng 3/2022.

Những lo ngại về biến thể Omicron đã lan đến thị trường dầu, khiến giá dầu suy yếu. Tuần trước, giá dầu vọt 5% sau khi các cuộc biểu tình ở Kazakhstan làm gián đoạn đường sắt và ảnh hưởng đến sản lượng tại mỏ dầu Tengiz của nước này, trong khi việc bảo trì đường ống ở Libya đã làm sản lượng giảm từ 1.3 triệu thùng/ngày hồi năm ngoái xuống còn 729,000 thùng/ngày.

Công ty khai thác dầu lớn nhất Kazakhstan, Tengizchevroil, đang dần gia tăng sản xuất để về mức bình thường tại mỏ dầu Tengiz sau khi các cuộc biểu tình đã làm gián đoạn sản xuất trong những ngày gần đây.

Sản lượng của Libya tăng mạnh vào ngày thứ Hai, và lo ngại về sự gia tăng sản lượng tại Libya đã ảnh hưởng đến thị trường.

Tuần trước, dầu đã tìm thấy hỗ trợ từ sự gia tăng nhu cầu toàn cầu và nguồn cung bổ sung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh thấp hơn dự báo.

Gọi ngay: 0225 3625 882
SMS: 0225 3625 882 Chat Zalo Chat qua Messenger
0225 3625 882