Tin tức

Nhu cầu không chắc chắn có thể cản trở giá dầu bứt phá ngưỡng 100 USD

Ngày 17-11-2021 Lượt xem 481

Các nhà phân tích hàng hóa gần đây đã đưa ra dự báo khi giá dầu tăng cao hơn trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung thiếu hụt đáng ngạc nhiên. Hầu hết đều tin rằng dầu sẽ lên cao hơn rất nhiều. Song, những người khác có lý do để nghi ngờ điều đó. Một trong số đó là Ed Morse của Citi, người đầu tuần này nói với Bloomberg rằng mặc dù giá sẽ tiếp tục tăng trong quý này, nhưng năm tới Hoa Kỳ có thể khiến mọi người ngạc nhiên với tốc độ tăng trưởng sản xuất của mình, ngụ ý chúng ta có thể chứng kiến ​​sự chấm dứt của đà phục hồi giá dầu khi có nhiều nguồn cung hơn.

Một trong số những người không cùng chung quan điểm lạc quan về giá là Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng của Allianz và chủ tịch của Gramercy Fund Management. Tuần này, El-Erian cảnh báo không nên quá lạc quan về giá dầu vì giá dầu càng cao thì áp lực lên nhu cầu dầu càng lớn.

Nói với CNBC, chuyên gia này lưu ý rằng tình hình hiện tại là kết quả của hai trường hợp không lường trước được. El-Erian nói, một mặt, không ai có thể ngờ rằng nhu cầu lại phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy. Mặt khác, không ai có thể đự đoán một cuộc khủng hoảng năng lượng và những thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Gọi hai điều này là không thể tưởng tượng chỉ một năm trước, El-Erian về cơ bản đã nhấn mạnh mức độ hạn chế trong tầm nhìn của hầu hết các nhà dự báo giá dầu. Bởi vì thế, tầm nhìn hạn chế lại tạo ra những dự đoán khá không chính xác. Quả thật, 18 tháng trước, ý nghĩ về việc giá dầu tăng trở lại lên 80 USD/thùng hẳn là điều quá xa vời ngay cả với một số CEO của Big Oil. Nhưng bây giờ, có suy đoán về việc Brent đạt 100 đô la trở lên.

Theo El-Erian, điều này khó có thể xảy ra vì một lý do rất đơn giản: giá càng cao, người ta càng miễn cưỡng mua. Đây có lẽ là một trong những nguyên tắc thị trường đơn giản nhất, và nó là nguyên tắc thúc đẩy chu kỳ của các ngành hàng hóa.

Ông giải thích: “Nếu bạn chỉ tập trung vào nguồn cung, bạn có thể mua dầu ở mức 100 đô la, bởi vì ngành công nghiệp này nói chung còn thiếu sự đầu tư trong khi nhu cầu sẽ tiếp tục tăng mạnh. “Nhưng nếu bạn nhìn vào những gì đang xảy ra ở phía cầu, bạn sẽ có một số câu hỏi. Nhu cầu ngày nay rất cao nhưng liệu nó có tăng mạnh trong thời gian sáu tháng nữa không? Có một số câu hỏi thực sự quan trọng về sự triệt tiêu nhu cầu - mọi người mua ít hơn vì giá cao hơn - và về việc liệu chính sách có trở nên phù hợp hay không”.

Sự không chắc chắn về nhu cầu là những gì OPEC cho biết khiến họ phải tuân thủ thỏa thuận tăng sản lượng ban đầu mặc dù ngày càng có nhiều lời kêu gọi bổ sung thêm nguồn cung từ những nước tiêu thụ dầu lớn như Hoa Kỳ. OPEC đã đưa ra một lưu ý đặc biệt về điều này trong Báo cáo Thị trường Dầu Hàng tháng mới nhất của mình.

Trong đó, OPEC đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm nay xuống 160.000 thùng/ngày còn 5,7 triệu thùng/ngày. Trong quý này, OPEC đã cắt giảm tăng trưởng nhu cầu dầu nhiều hơn rất nhiều - 330.000 thùng/ngày - nói rằng “tốc độ phục hồi chậm lại trong quý 4/2021 hiện được cho là do giá năng lượng quá cao”. Nói cách khác, cuộc khủng hoảng năng lượng đầu tiên mang lại lợi ích cho giá dầu hiện đang làm tổn hại đến nhu cầu đối với mặt hàng này.

Tuy nhiên, áp lực giá dầu đối với nhu cầu chỉ là một mặt của vấn đề này. Thứ còn lại là nguồn cung và nhu cầu năng lượng - chứ không phải dầu. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, El-Erian nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng năng lượng có liên quan đến thực tế là các lựa chọn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch không "có sẵn". Trong khi đó, Daniel Yergin của IHS Markit đã cảnh báo thị trường có thể chứng kiến ​​một loạt các đợt khủng hoảng vì nguồn cung sẽ tiếp tục giảm so với nhu cầu.

Yergin lưu ý điều mà ông gọi là sự ngắt kết nối giữa động lực của thị trường dầu và các chính sách năng lượng đang được thực hiện, CNBC đưa tin, dẫn lời chuyên gia dầu mỏ này. Có lẽ sự ngắt kết nối này sẽ tạo thêm áp lực tăng giá đối với dầu, chống đỡ lại áp lực giảm tự nhiên mà giá quá cao thường gây ra đối với nhu cầu dầu.

Nguồn tin: xangdau.net

Gọi ngay: 0225 3625 882
SMS: 0225 3625 882 Chat Zalo Chat qua Messenger
0225 3625 882