Các dấu hiệu gần đây cho thấy nhu cầu dầu phục hồi chậm hơn so với dự đoán của các chuyên gia có thể khiến cho Arab Saudi quay trở lại cuộc chiến thị phần thay vì tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận.
Theo trang Oilprice, đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhu cầu dầu toàn cầu sụp đổ, buộc OPEC+ giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày, mức giảm lớn chưa từng có trong lịch sử.
Tuy nhiên, OPEC+ quyết định nới lỏng cắt giảm, chỉ còn 7,7 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1/8
Điều này khiến cho sự phục hồi nhu cầu dầu dường như trở nên trì trệ, đồng thời Arab Saudi, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Arab Saudi phải lựa chọn giữa việc hoặc cố gắng giành lại thị phần của mình hoặc tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng với kì vọng thị trường được thắt chặt có thể đẩy giá dầu tăng.
Tuy nhiên các dấu hiệu gần đây cho thấy nhu cầu dầu phục hồi chậm hơn so với dự đoán của các chuyên gia có thể khiến cho Arab Saudi quay trở lại cuộc chiến thị phần thay vì tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận và yêu cầu các thành viên còn lại của OPEC+ cắt giảm sản lượng đúng với hạn mức đã đề ra trước đó, theo Reuters.
Ngày càng có nhiều bất ổn trên thị trường dầu cả về phía cung và cầu.
Nhu cầu phục hồi dầu không theo mô hình phục hồi hình chữ V và có thể đã bị đình trệ khi các nền kinh tế mở cửa trở lại trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở nhiều quốc gia khiến chính phủ các nước này tiến hành các đợt phong tỏa mới.
Đồng thời nguồn cung dầu toàn cầu cũng chịu sự đầu cơ, khi các nước thành viên OPEC+ và Bắc Mỹ khôi phục một phần sản lượng bị cắt giảm trước đó.
Arab Saudi cam kết rằng sản lượng cao hơn từ việc nới lỏng thỏa thuận sẽ được chuyển đến thị trường nội địa của quốc gia này chứ không phải thị trường dầu toàn cầu.